Chuyển hướng tin nhắn

Những kim loại nặng như asen, thủy ngân đã xâm nhập vào nước ngầm ở nhiều khu vực trên thế giới, thông qua các quá trình tự nhiên hay là hệ quả từ các hoạt động của con người. Giá trị giới hạn vượt quá nhiều lần tại nhiều khu vực, đặc biệt là đối với asen trong nước uống. Điều này đòi hỏi phải giám sát chặt chẽ chất lượng nước. Bài viết tập trung vào xác định asen, thủy ngân và đồng tại hiện trường - trực tiếp tại địa điểm lấy mẫu.

Kim loại nặng trong nước uống - một vấn đề toàn cầu

Phan-bo-asen
Hình 1. Sự phân bố asen trong nước ngầm tại Mỹ. Biểu đồ thể hiện phân vị thứ 75, với mỗi trường hợp xem xét có phạm vi bán kính 50km. Điiều này có nghĩa nồng độ trong mẫu được khảo sát trong phạm vi bán kính 50 km sẽ nhỏ hơn giá trị trong 75% trường hợp và sẽ cao hơn trong 25% trường hợp.

Việc nước uống bị nhiễm kim loại nặng là một vấn đề toàn cầu. Một trường hợp đặc biệt nổi bật là nước giếng bị nhiễm asen cao ở Bangladesh, mặc dù đây không phải là trường hợp duy nhất. Theo ước tính của WHO, hơn 200 triệu người trên thế giới tiếp xúc với nước uống có chứa trên 10 μg/L asen và vượt quá giá trị cho phép của WHO [1]. Ví dụ, các khu vực rộng lớn ở Mỹ bị ảnh hưởng bởi hàm lượng asen tăng cao do điều kiện địa chất, bao gồm các bang ở Tây Nam như Nevada, cũng như vùng đất New England và Thượng Trung Tây [2]. Ở Thụy Sĩ cũng vậy, nguồn nước uống được sử dụng tại một số nơi có hàm lượng asen vượt quá giá trị cho phép của WHO [3].

Hậu quả của việc ngộ độc asen mãn tính rất nghiêm trọng vì chúng rất đa dạng. Tổn thương da và ung thư da cũng như các loại ung thư khác, rối loạn hệ thần kinh, đau tim và lao phổi chỉ là một vài ví dụ điển hình.

Asen xâm nhập vào nước uống như thế nào

arsenic gets into drinking water
Hình 2. Hai bé gái Ấn Độ mang nước giếng về nhà. Việc xây dựng các giếng nước ở đồng bằng sông Hằng nhằm giảm nguy cơ mầm bệnh từ nước mặt nhưng một số lượng lớn các giếng nước bị lại nhiễm asen nặng. Hậu quả dẫn đến lượng lớn dân số nhiễm độc asen cấp tính và mãn tính.

Sự ô nhiễm asen của nước ngầm ở mức độ lớn là do các quá trình tự nhiên gây ra. Ví dụ như nước sông tiếp nhận asen được giải phóng từ đá phong hóa. Asen lắng đọng trên lớp trầm tích, đặc biệt là ở các đồng bằng sông. Nếu các lớp trầm tích tiếp xúc với các tầng chứa nước ngầm, nước ngầm sẽ bị ô nhiễm [4]. Trường hợp cụ thể tại đồng bằng sông lớn nhất thế giới, đồng bằng sông Hằng ở Bangladesh.

Nhưng đây không phải là tất cả: Những hoạt động của con người cũng có thể làm gia tăng nồng độ asen trong môi trường. Đặc biệt thông qua nước thải bị ô nhiễm, sự thấm ra từ các nơi khai thác mỏ và bãi chôn lấp chất thải, asen có thể xâm nhập vào nước ngầm. Có những ví dụ mới được phát hiện cho đến ngày nay, ngay cả ở các nước phát triển như Đức và Mỹ [5, 6]. Đây là lý do tại sao việc giám sát chất thải, bao gồm cả nước thải, là cần thiết ở đây. Tương tự, các cơ quan chính phủ phải kiểm tra nồng độ asen trong các vùng nước tự nhiên, đặc biệt là ở vùng lân cận của các nhà máy theo định kỳ.

Chất bảo quản gỗ có chứa asen

Một vấn đề cũng ở một số quốc gia là việc sử dụng chromated copper arsenate (CCA) trong các chất bảo quản gỗ: asen thấm ra từ các cột điện gỗ, hàng rào ở đồng cỏ và cọc vườn nho được xử lý bằng CCA đi vào đất. Điều đặc biệt là sự xâm nhập asen có thể gây ra sự ô nhiễm đáng kể cho đất và nước ngầm do mật độ cực cao trên một mẫu Anh [7]. Việc sử dụng CCA và gỗ được xử lý bằng CCA đã bị cấm ở EU kể từ năm 2004 ngoại trừ một số ít trường hợp; Tuy nhiên nó vẫn phổ biến và được chấp nhận rộng rãi ở Hoa Kỳ, Úc và New Zealand [8, 9].

Không phải tất cả asen đều giống nhau

Ganges Delta
Hình 3. Vùng đồng bằng sông Hằng được nhìn từ trên phi cơ. Với diện tích bề mặt khoảng 140 km2, đây được xem là đồng bằng sông lớn nhất trên thế giới. Các trầm tích giàu asen ở đồng bằng sông Hằng là nguồn gốc của hàm lượng asen cao trong nước ngầm của Bangladesh.

Asen tồn tại trong nước ở hai trạng thái oxy hóa: dạng asen độc tính cao (III) và dạng asen ít độc hơn (V). Do đó, điều quan trọng không chỉ là lưu ý đến nồng độ khi xác định asen; thông số của asen cũng liên quan đến xếp hạng chất lượng nước. Do asen (III) không ổn định và bị oxy hóa tự phát và hình thành asen (V), nên việc xác định As (III) nên được thực hiện ngay lập tức tại chỗ nếu có thể, ngay sau khi lấy mẫu.

Thủy ngân: Khởi nguồn từ tự nhiên và nhân tạo

landfills
Hình 4. Thủy ngân rò rỉ từ các bãi chôn lấp chất thải, có thể thấm xuống đất và vào nước ngầm.

Ngoài asen, các kim loại nặng khác, bao gồm cả thủy ngân, có thể  xâm nhập vào nước uống và nước bề mặt và gây hại cho con người cũng như môi trường. Hành tinh của chúng ta liên tục thải ra một lượng lớn thủy ngân vào khí quyển thông qua thảm thực vật và vỏ Trái đất. Không chỉ vậy, các hoạt động của con người đang đóng một vai trò quan trọng trong việc tích tụ thủy ngân trong khí quyển: Vào thế kỷ 20, tỷ lệ thủy ngân trong khí quyển do con người gây ra là khoảng 70% - và ngày càng tăng [10, 11]. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch và khai thác vàng quy mô nhỏ đều là những con đường đưa thủy ngân vào môi trường. Một số quá trình công nghiệp cũng có những vấn đề, đặc biệt là sản xuất xi măng, luyện kim loại và điện phân clo-kiềm theo quy trình hỗn hống để chiết xuất clo và xút. Bên cạnh đó, tương tự trường hợp của asen, nước thấm từ các bãi chôn lấp chất thải cũng có thể giải phóng thủy ngân trong gây ô nhiễm nước ngầm [12]. Trước đây, việc sử dụng thủy ngân như một loại thuốc diệt nấm rẻ tiền trong nông nghiệp cũng đã dẫn đến các trường hợp ngộ độc ở người [13].

Một phần thủy ngân được giải phóng vào nước thông qua quá trình kết tủa. Nó tích tụ trong mô của cá và động vật giáp xác và do đó trở thành mối nguy hiểm cho con người: việc tiêu thụ cá bị ô nhiễm sẽ đưa thủy ngân vào cơ thể con người. Do tính độc hại của nó đối với cả con người và môi trường, việc xác định thủy ngân là bắt buộc ở mức độ như nhau ở cả vùng nước được phép đánh bắt và vùng nước không được phép đánh bắt.

Xác định arsen, thủy ngân và đồng tại hiện trường

Có thể xác định thủy ngân, đồng, arsen tổng và nồng độ arsen (III) và As(V) tại hiện trường bằng thiết bị cầm tay 946VA. Thiết bị cầm tay 946 VA được thiết kế đặc biệt để xác định hàm lượng vết asen, thủy ngân, đồng trong nước và thích hợp để kiểm tra sự tuân thủ các hướng dẫn tương ứng của WHO, như được trình bày trong dưới đây.

Bảng 1: Các giá trị giới hạn của WHO đối với asen, thủy ngân và đồng trong nước uống và giới hạn phát hiện của ba kim loại nặng trên thiết bị cầm tay VA 946.

Chất phân tích

Giá trị giới hạn của WHO

Giới hạn phát hiện của thiết bị cầm tay VA 946

Asen

10 μg/L

1 μg/L

Thủy ngân 

6 μg/L

0.5 μg/L

Đồng

2000 μg/L

0.5 μg/L

Phép thử nghiệm

Current-voltage curve of an arsenic(III) determination
Hình 5. Đồ thị tương quan dòng - thế của phép xác định As(III) trong nước khoáng với thiết bị phân tích cầm tay 946 VA với 2 điểm thêm chuẩn As(III).

Xác định kim loại nặng với thiết bị phân tích cầm tay 946 VA rất nhanh chóng và tiện lợi. Sau khi lấy mẫu, mẫu và dung dịch điện li được chuyển vào buồng đo. Sau đó, lựa chọn phương pháp phù hợp và phép thử được bắt đầu trên máy tính xách tay, điều này làm cho hoạt động của thiết bị phân tích cầm tay 946 VA trở nên đặc biệt đơn giản. Nếu cần, một số thông số đo như thể tích mẫu hoặc thể tích và số lượng điểm thêm chuẩn có thể được người dùng điều chỉnh. Trong quá trình đo, phần mềm sẽ xuất hiện những bảng ghi chú cho người dùng tại thời điểm cần thiết để thực hiện việc thêm chất chuẩn. Pipet được sử dụng để chuyển chất chuẩn vào cốc đo. Cuối cùng, phần mềm tự tính toán kết quả. Báo cáo ở định dạng .pdf có thể được biên tập một cách thủ công hoặc tự động.

Thiết bị phân tích cầm tay 946 VA sử dụng điện cực scTRACE Gold duy nhất để đo. Điện cực này kết hợp điện cực làm việc dạng vi sợi vàng với điện cực bổ trợ và tham chiếu được in tấm que mỏng. Điều này mang lại lợi thế so với các điện cực khác: ScTRACE Gold hầu như không cần bảo dưỡng, không cần hoạt hóa phức tạp và nếu cần có thể dễ dàng thay thế bất cứ lúc nào.

Từ lấy mẫu đến kết quả trong vài phút

Việc xác định kim loại nặng trong nước là một chủ đề quan trọng trong phân tích môi trường trên thế giới. Với thiết bị cầm tay VA 946, không chỉ có thể xác định asen tổng và các trạng thái khác nhau của asen mà còn cả thủy ngân và đồng bằng phép đo điện hóa Voltammetry mà không cần rời khỏi vị trí lấy mẫu. Phép thử được thực hiện tại hiện trường cho phép thu thập dữ liệu nhanh hơn và mặt khác hạn chế sự ảnh hưởng kết quả bởi những thay đổi hóa học xảy ra sau khi lấy mẫu chẳng hạn như quá trình oxy hóa As(III) thành As(V). Trọn bộ phần mềm, phụ kiện, đặc biệt là điện cực scTRACE Gold đã được thiết kế chuyên biệt để thao tác dễ dàng. Do đó, tron bộ hệ thống nhỏ gọn này đáp ứng mọi yêu cầu đo đạc tại hiện trường.

  1. Naujokas, M. F.; Anderson, B.; Ahsan, H.; Aposhian, H. V.; Graziano, J. H.; Thompson, C.; Suk, W. A. (2013) The Broad Scope of Health Effects from Chronic Arsenic Exposure: Update on a Worldwide Public Health Problem. Environ. Health Perspect. 121:295–302
  2. Blum, D. (2014, October 30) A heart risk in drinking water. Well Blog – The New York Times. Retrieved from https://well. blogs.nytimes.com
  3. Pfeifer, H. R.; Zobrist, J. (2002) Arsenic in drinking water – also a problem in Switzerland? EAWAG news. 53:15–17
  4. Berg, M. (2002) Arsenic in drinking water – Vietnam, new focus of attention. EAWAG news. 53:12–14
  5. Kümmel, G. (2010, March 2) Arsen im Sickerwasser entdeckt. Main-Echo. Retrieved from http://www.main-echo.de/ 
  6. Reilly, A. (2017, March 23) Judge rules violated Clean Water Act with arsenic leak. E&E News. Retrieved from https:// www.eenews.net
  7. Robinson, B.; Greven, M.; Green, S.; Sivakumaran, S.; Davidson, P.; Clothier, B. (2006) Leaching of copper, chromium and arsenic from treated vineyard posts in Marlborough, New Zealand. Sci. Total Environ. 364:113–123
  8. Overview of Wood Preservative Chemicals. US EPA https://www.epa.gov/ingredients-used-pesticide-products/overviewwood-preservative-chemicals (accessed June 26, 2017) WP-021EN, published July 2017 Contact: info@metrohm.com
  9. McPhee, E. (2017, March 13) Vineyard posts a 'charcoal' grey area as council considers stockpile log. The Marlborough Express. Retrieved from https://www.stuff.co.nz
  10. Schuster, P. F.; Krabbenhoft, D. P.; Naftz, D. L.; Cecil, L. D.; Olson, M. L.; Dewild, J. F.; Susong, D. D.; Green, J. R.; Abbott, M. L. (2002) Atmospheric Mercury Deposition during the Last 270 Years: A Glacial Ice Core Record of Natural and Anthropogenic Sources. Environ. Sci. Technol. 36(11):2303–2310
  11. Kang, S.; Huang, J.; Wang, F.; Zhang, Q.; Zhang, Y.; Li, C.; Wang, L.; Chen, P.; Sharma, C. M.; Li, Q.; Sillanpää, M.; Hou, J.; Xu, B.; Guo, J.(2016) Atmospheric Mercury Depositional Chronology Reconstructed from Lake Sediments and Ice Core in the Himalayas and Tibetan Plateau. Environ. Sci. Technol. 50(6):2859–2869
  12. Sahli, M. (2016, February 26) Lonza muss bei DeponieSchutz über die Bücher. Schweizer Radio und Fernsehen. Retrieved from https://www.srf.ch
  13. Factsheet Quecksilber Juli 2012; Bundesamt für Gesundheit BAG: Bern, Switzerland, 2012.
Liên hệ

Metrohm Viet Nam

Phan Dinh Giot
70000 Ho Chi Minh

Liên hệ